Chi tiêu tiết kiệm? Việc này mình đoán chắc các bạn có thể làm được một cách dễ dàng.
Nhưng còn ngừng shopping? Đối với những shopaholic như mình-của-trước-kia thì chắc hẳn đây chẳng phải là một việc đơn giản tí tẹo nào, nếu không muốn nói huỵch toẹt ra là cực kỳ kinh khủng, khó khăn và gần như là bất khả thi!
Nhưng các bạn à, nếu các bạn cũng là một shopaholic và đang cố gắng giảm thiểu chi tiêu của mình và thậm chí đang ấp ủ ý định ngừng hẳn việc shopping cho những thứ không cần thiết, thì đây là bài viết hoàn toàn dành cho bạn. 6 cách bên dưới đây là những kinh nghiệm mà mình đã rút ra được từ hành trình trở thành Minimalist của mình, hy vọng sẽ giúp được phần nào tình trạng tiến thoái lưỡng nan của các bạn.
1. Biết rõ những gì mình có & mình cần những gì
Một trong những trọng tâm của lối sống tối giản đó là bạn biết rõ mình đang sở hữu những gì và hiểu rõ được những gì mình cần. Cách tốt nhất để làm được điều đó là lập danh sách hoặc bảng thống kê tất cả những gì mà bạn đang có. Đó chính là lý do vì sao mà ở những bài viết trước về Capsule Wardrobe mình luôn khuyên các bạn nên lên danh sách rõ ràng những items mà bạn có, từ đó, mỗi khi đi shopping, bạn sẽ không mua trùng khớp những gì mà bạn đã có trong tủ quần áo. Ví dụ như bạn đã có một chiếc quần skinny jeans đen cực kỳ ưng ý, thì trong tương lai, bạn sẽ không cần phải mua thêm một chiếc quần tương tự như vậy nữa. Ngoài ra, khi đã lập danh sách những gì bạn có và hiểu được phong cách của mình, bạn cũng sẽ hiểu được mình thực sự cần thêm những gì, từ đó, lập một danh sách cụ thể những gì cần mua, mua ở đâu để không mất thời gian & tránh trường hợp shopping "vô tội vạ" (không biết mình nên mua gì).
2. Chỉ mua những món đồ chất lượng tốt
Dĩ nhiên ai chẳng muốn chọn những món đồ tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, khi đi shopping, bạn sẽ thường bị xao nhãng bởi giá tiền của một món đồ. Bạn chắc hẳn đã từng rơi vào tình trạng món đồ trước mắt bạn sale off với mức giá cực kỳ hấp dẫn, nhưng bạn không hoàn toàn thích nó, hoặc cảm thấy nó không hoàn toàn phù hợp với mình. Nhưng bạn vẫn rút ví tiền ra và đón món đồ đó về nhà, và nó vẫn nằm ở một góc nào đó trong tủ quần áo của bạn đến tận bây giờ.
Một món đồ có giá vừa tầm với bạn và chất lượng tốt có thể đồng hành cùng với bạn trong một khoảng thời gian dài, và nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá trong việc mua sắm.
3. 3 câu hỏi nên đặt ra khi mua một món đồ
- Mình có thực sự yêu thích nó hay không? (hay thậm chí là sẽ đứng ngồi không yên, không thể sống thiếu món đồ đó?)
- Nghĩ ra 3 outfits sử dụng món đồ đó
- Nó có đáng với số tiền mình cần bỏ ra hay không?
4. Dùng tiền mặt để shopping
Trả bằng thẻ và trả bằng tiền mặt thì khác gì nhau khi bạn muốn tiết kiệm? Nếu trả bằng thẻ khi mua một món đồ, bạn không cần suy nghĩ nhiều về giá tiền của món đồ đó, bạn chỉ cần quẹt thẻ, vậy là một khoản tiền đã không cánh mà bay. Nhưng nếu trả bằng tiền mặt, đặc biệt là khi bạn mua một món đồ đắt tiền, bạn sẽ có thời gian (đi rút tiền / đếm tiền) để suy ngẫm 3 câu hỏi mà mình đã đặt ra ở trên.
5. Đối mặt
Một số minimal Youtuber khuyên rằng bạn nên xoá bỏ hết các app shopping trên smartphone, hoặc unsubscribe các nhãn hiệu thời trang cũng như ngừng việc lên các online store để ngắm nghía quần áo. Đây theo mình cũng là một cách rất hay. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của riêng bản thân mình, bạn chẳng cần phải xoá app hay hạn chế việc cập nhật thông tin của mình làm gì. Đối mặt với nó là cách tốt nhất để bạn từ bỏ thói quen shopping của mình. Bạn có thể xem quần áo trên online store hằng ngày, nhưng tuyệt đối không được mua. Nếu quá thích một item nào đó, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng (tốt nhất là mang một ít tiền mặt thôi chứ không nên mang thẻ theo), ngắm nghía và thử mặc những items mà mình thích đó, và suy nghĩ xem mình có cần chúng hay không (tiếp tục dùng 3 câu hỏi ở trên).
6. Trì hoãn việc mua hàng
Sau khi chọn được món đồ yêu thích trên online store, bạn nên trì hoãn việc mua hàng, trả tiền của mình khoảng 1 buổi hoặc qua ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian đó, mình sẽ suy ngẫm xem tại sao mình lại thích món đồ đó và cần nó đến như vậy, đồng thời tiếp tục đặt ra 3 câu hỏi như trên. Trì hoãn việc mua hàng để suy nghĩ có thể giúp bạn nhận ra những điểm không phù hợp của món hàng đó, từ đó, bạn - một là mua được món hàng cực kỳ ưng ý và có thể dùng được lâu dài, hai là hạn chế việc mua những món hàng mà bạn không hoàn toàn yêu thích và cần có.
Nhưng còn ngừng shopping? Đối với những shopaholic như mình-của-trước-kia thì chắc hẳn đây chẳng phải là một việc đơn giản tí tẹo nào, nếu không muốn nói huỵch toẹt ra là cực kỳ kinh khủng, khó khăn và gần như là bất khả thi!
Nhưng các bạn à, nếu các bạn cũng là một shopaholic và đang cố gắng giảm thiểu chi tiêu của mình và thậm chí đang ấp ủ ý định ngừng hẳn việc shopping cho những thứ không cần thiết, thì đây là bài viết hoàn toàn dành cho bạn. 6 cách bên dưới đây là những kinh nghiệm mà mình đã rút ra được từ hành trình trở thành Minimalist của mình, hy vọng sẽ giúp được phần nào tình trạng tiến thoái lưỡng nan của các bạn.
1. Biết rõ những gì mình có & mình cần những gì
Một trong những trọng tâm của lối sống tối giản đó là bạn biết rõ mình đang sở hữu những gì và hiểu rõ được những gì mình cần. Cách tốt nhất để làm được điều đó là lập danh sách hoặc bảng thống kê tất cả những gì mà bạn đang có. Đó chính là lý do vì sao mà ở những bài viết trước về Capsule Wardrobe mình luôn khuyên các bạn nên lên danh sách rõ ràng những items mà bạn có, từ đó, mỗi khi đi shopping, bạn sẽ không mua trùng khớp những gì mà bạn đã có trong tủ quần áo. Ví dụ như bạn đã có một chiếc quần skinny jeans đen cực kỳ ưng ý, thì trong tương lai, bạn sẽ không cần phải mua thêm một chiếc quần tương tự như vậy nữa. Ngoài ra, khi đã lập danh sách những gì bạn có và hiểu được phong cách của mình, bạn cũng sẽ hiểu được mình thực sự cần thêm những gì, từ đó, lập một danh sách cụ thể những gì cần mua, mua ở đâu để không mất thời gian & tránh trường hợp shopping "vô tội vạ" (không biết mình nên mua gì).
2. Chỉ mua những món đồ chất lượng tốt
Dĩ nhiên ai chẳng muốn chọn những món đồ tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, khi đi shopping, bạn sẽ thường bị xao nhãng bởi giá tiền của một món đồ. Bạn chắc hẳn đã từng rơi vào tình trạng món đồ trước mắt bạn sale off với mức giá cực kỳ hấp dẫn, nhưng bạn không hoàn toàn thích nó, hoặc cảm thấy nó không hoàn toàn phù hợp với mình. Nhưng bạn vẫn rút ví tiền ra và đón món đồ đó về nhà, và nó vẫn nằm ở một góc nào đó trong tủ quần áo của bạn đến tận bây giờ.
Một món đồ có giá vừa tầm với bạn và chất lượng tốt có thể đồng hành cùng với bạn trong một khoảng thời gian dài, và nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá trong việc mua sắm.
3. 3 câu hỏi nên đặt ra khi mua một món đồ
- Mình có thực sự yêu thích nó hay không? (hay thậm chí là sẽ đứng ngồi không yên, không thể sống thiếu món đồ đó?)
- Nghĩ ra 3 outfits sử dụng món đồ đó
- Nó có đáng với số tiền mình cần bỏ ra hay không?
4. Dùng tiền mặt để shopping
Trả bằng thẻ và trả bằng tiền mặt thì khác gì nhau khi bạn muốn tiết kiệm? Nếu trả bằng thẻ khi mua một món đồ, bạn không cần suy nghĩ nhiều về giá tiền của món đồ đó, bạn chỉ cần quẹt thẻ, vậy là một khoản tiền đã không cánh mà bay. Nhưng nếu trả bằng tiền mặt, đặc biệt là khi bạn mua một món đồ đắt tiền, bạn sẽ có thời gian (đi rút tiền / đếm tiền) để suy ngẫm 3 câu hỏi mà mình đã đặt ra ở trên.
5. Đối mặt
Một số minimal Youtuber khuyên rằng bạn nên xoá bỏ hết các app shopping trên smartphone, hoặc unsubscribe các nhãn hiệu thời trang cũng như ngừng việc lên các online store để ngắm nghía quần áo. Đây theo mình cũng là một cách rất hay. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của riêng bản thân mình, bạn chẳng cần phải xoá app hay hạn chế việc cập nhật thông tin của mình làm gì. Đối mặt với nó là cách tốt nhất để bạn từ bỏ thói quen shopping của mình. Bạn có thể xem quần áo trên online store hằng ngày, nhưng tuyệt đối không được mua. Nếu quá thích một item nào đó, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng (tốt nhất là mang một ít tiền mặt thôi chứ không nên mang thẻ theo), ngắm nghía và thử mặc những items mà mình thích đó, và suy nghĩ xem mình có cần chúng hay không (tiếp tục dùng 3 câu hỏi ở trên).
6. Trì hoãn việc mua hàng
Sau khi chọn được món đồ yêu thích trên online store, bạn nên trì hoãn việc mua hàng, trả tiền của mình khoảng 1 buổi hoặc qua ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian đó, mình sẽ suy ngẫm xem tại sao mình lại thích món đồ đó và cần nó đến như vậy, đồng thời tiếp tục đặt ra 3 câu hỏi như trên. Trì hoãn việc mua hàng để suy nghĩ có thể giúp bạn nhận ra những điểm không phù hợp của món hàng đó, từ đó, bạn - một là mua được món hàng cực kỳ ưng ý và có thể dùng được lâu dài, hai là hạn chế việc mua những món hàng mà bạn không hoàn toàn yêu thích và cần có.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)