Sáng nay ăn gì? Tiếp tục cho series recipe của blog, hôm nay bọn mình cùng giới thiệu cho các bạn công thức ăn sáng cùng yến mach nhé.



Bạn có biết, yến mạch cực kỳ tốt cho sức khỏe, không những giúp bạn giảm cân, mà còn cung cấp rất nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Một lượng nhỏ yến mạch cũng rất “filling”, giúp bạn có cảm giác no và không thèm ăn vặt nhiều trong ngày. Yến mạch cũng có nhiều loại, có loại yến mạch chưa qua xử lý, đây là loại yến mạch nguyên cám và thường ít được bán trên thị trường. Thứ hai là loại yến mạch qua ít khâu xử lý, rolled oats, đã được hấp chín và cán mỏng, sau đó được nướng sơ để cứng cáp hơn. Loại này mất khoảng 7 đến 12 phút để nấu chín. Cuối cùng là loại yến mạch ăn liền, rất phổ biến hiện nay. Đây là loại yến mạch trải qua nhiều công đoạn xử lý nhất, được hấp, phơi khô, cán mỏng và được ép dưới áp lực lớn nên mỏng hơn so với loại thứ 2. Loại này chỉ mất khoảng từ 5 đến 7 phút để nấu chín.

Yến mạch có thể được nấu thành món ăn sáng, ăn tối, ăn vặt và còn có thể hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ. Trong bài viết lần này mình sẽ chỉ đề cập đến các món ăn sáng, còn những món khác sẽ được giới thiệu trong những bài viết sau.

Bạn nào đã dung thử yến mạch cũng biết khi nấu thì loại ngũ cốc này sẽ hơi trơn nhớt, và có vị đặc trưng khá lạ. Không có nhiều công thức cũng như lựa chọn được giới thiệu rộng rãi về cách nấu và thưởng thức yến mạch. Mình sẽ giới thiệu những cách cơ bản và đơn giản nhất giúp bạn không bị ngán khi ăn yến mạch nhé.

1) Cháo yến mạch ngọt

Đây là cách cơ bản nhất để ăn yến mạch. Mình thường dùng yến mạch và nước hoặc sữa theo tỷ lệ 1:1, sau đó thêm vào một ít mật ong và quế. Đây đảm bảo là một sự kết hợp đơn giản nhưng tuyệt vời đấy.

Displaying _20160428_085546.JPG

Một tip nho nhỏ cho bạn nào thích thêm trái cây cho món yến mạch ngọt đó chính là dùng trái cây đông lạnh vì khi nấu trên xoong thì những quả này rã đông và tan dễ hơn nhiều, mau ngấm vào yến mạch rất ngon. Combo mình hay dùng là các yến mạch + táo + chuối. Cuối cùng rắc một ít hạt chia và rưới mạch nha ở trên là mình có món ăn sáng cực ngon trong 7 phút rồi.

Còn một công thức mình mới thử gần đây và rất thích là thêm bột cacao vào yến mạch, cảm giác như được mẹ thưởng cho ăn socola buổi sáng vậy đó. Mình rất thích cho đủ các loại topping tốt cho sức khỏe như trái cây cắt mỏng, các loại ngũ cốc rang, hạt,v.v Nó giúp bạn ko hề bị nhàm chán khi ăn nhé.

Displaying DSC_0449.JPG

2) Món mặn với yến mạch

Bạn đã cảm thấy hơi nhàm chán với bữa sáng kiểu truyền thống với bánh mì và trứng ốp la? Bạn không muốn nạp thêm vào cơ thể tinh bột ngay vào buổi sáng? Bạn chỉ cần thay bánh mì bằng yến mạch mà thôi. Với cách ăn này, mình cho ít nước hơn cách 1 một chút để yến mạch sệt hơn, sau đó bạn có thể vô tư bày chung với các món ăn sang điển hình như trứng, phô mai, salad, v.v Một cách healthy hơn để giảm lượng gluten trong bữa ăn nhưng vẫn cho bạn cảm giác “typical breakfast” ;)

3) Yến mạch ngâm qua đêm

Đây là cách cho những bạn thích ăn lạnh và thích ngủ nướng. Với cách này, mình có thể dùng yến mạch ăn liền ngâm với sữa, sữa chua, mật ong và hạt chia trong một cái cốc. Sau đó bạn để topping trái cây yêu thích ở trên, đậy cốc lại và cho vào tủ lạnh. Đến sáng hôm sau bạn chỉ cần trộn đều cốc lên và Voila!, món ăn sáng cực nhanh, cực mát lạnh sảng khoái đã sẵn sàng rồi. À, cho bạn nào lo ngại về độ an toàn khi không nấu yến mạch thì như mình đã nói phía trên, yến mạch ăn liền đã được hấp chín và qua nhiều công đoạn xử lý rồi nhé.

Mình đã giới thiệu cho các bạn những cách cơ bản để ăn sáng cùng yến mạch, và đương nhiên, các bạn cũng nên thoải mái sáng tạo và chỉnh sửa công thức sao cho phù hợp với khẩu vị bản thân nhất. 

Chúc các bạn ăn ngon và luôn khỏe mạnh nhé!

[Recipe] Chào bữa sáng cùng yến mạch



Mình muốn dành bài viết đầu tiên trong Series Back-to-school cho các bạn học sinh cuối cấp, đặc biệt là các bạn lớp 12. Vì sao ư? Vì cuối cấp là lúc mà bạn cảm thấy áp lực nhiều nhất, áp lực chuyện học hành, chuyện thi tốt nghiệp, chuyện chọn trường đại học tương lai, chuyện chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân ; áp lực về cả thời gian, khi bạn chỉ còn một năm để thực sự tận hưởng những giây phút tuyệt vời nhất của thời áo trắng. Vậy thì đây chắc chắn sẽ là checklist mà bạn cần phải có, để sau này khi nhìn lại, bạn chỉ cần mỉm cười thật tươi và không bao giờ cảm thấy luyến tiếc. 

1. ĐỪNG CHỈ XÃ GIAO VỚI BẠN BÈ


Đừng nghĩ rằng, đến trường chủ yếu là học, còn bạn bè chỉ cần vài câu xã giao là đủ nhé. Tình bạn thời phổ thông kéo dài hơn chúng ta tưởng nhiều đấy. Vì đó là tình bạn được gieo mầm từ những gì trong sáng nhất, không hề vụ lợi. Thời cấp 3, chúng ta kết thân với nhau vì ngồi gần nhau, vì nói chuyện nhiều, nói chuyện hợp tính. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau mà không cần đáp trả, đó chính là tình bạn thời học sinh. Vì thế, hãy gắn kết nhiều hơn với bạn bè. Bên cạnh những giờ học căng thẳng, đừng quên gọi vài đứa bạn đi chơi chỗ này chỗ kia để thư giãn đầu óc và đồng thời để trở nên thân thiết với nhau hơn. Hãy chụp hình cùng nhau, trò chuyện với nhau, tranh cãi, giận dỗi rồi làm lành. Tình bạn bền vững bắt đầu từ những điều đơn giản như thế. Cuối năm học, hãy dành cho nhau những cái ôm tạm biệt ấm áp, và cũng đừng quên giữ liên lạc với họ nữa nhé. Và dĩ nhiên, điều quan trọng nhất chính là "Chọn bạn mà chơi". 

2. HÃY THAM GIA CÀNG NHIỀU PHONG TRÀO / HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÀNG TỐT

Cái này nó vừa có mối liên hệ với điều thứ nhất ở trên, vừa có tác dụng bên lề khác, đó là giúp bạn tự tin, năng động và có nhiều trải nghiệm hơn. Tuy nhiên, cụ thể là phong trào hay hoạt động ngoại khóa nào cũng còn tùy thuộc vào khả năng và sở thích của bạn. Ví như hồi đó đi học, mình lúc nào cũng tham gia tất tần tật các cuộc thi văn nghệ của trường, và cũng may mắn là đã tham dự được 2 trong 3 kỳ trại truyền thống của trường. Đây chính là dịp mà bạn gắn bó với đồng bọn ở lớp của mình hơn, cũng như làm quen được / biết được nhiều bạn bè khác ở trường. Đừng quên chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc ấy nhé, vì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi xem lại sau này đấy. 

Rời bỏ thế giới riêng của bạn và ra bên ngoài kia cùng bạn bè nào!

3. SỐNG HẾT MÌNH, CHƠI HẾT MÌNH, NHƯNG CŨNG ĐỪNG QUÊN HỌC HẾT MÌNH NHÉ!


Năm cuối cấp rồi, bạn đừng cúp học nhiều, cũng đừng lơ là việc làm bài tập thường xuyên đó nha! Hãy tưởng tượng, nếu bạn đã học bài kỹ, thì 1-2 lần cúp tiết đi hóng mát cùng mấy đứa bạn thân cũng chẳng thành vấn đề đúng không nào?
 Mình sẽ có một bài viết về cách học bài hiệu quả cũng như cách để bạn luôn có hứng thú học tập. Hãy Subscribe blog để nhận được các update về bài viết mới nhất cùng chủ đề nhé!

4. HÃY THƯ GIÃN 


Bạn có quá nhiều bài phải làm và học? Bạn vừa đi học ở trường về lại phải chạy tót đi học thêm? Bạn nghĩ mình không có đủ thời gian để thư giãn? Mình không nghĩ vậy đâu. Hãy dành chút thời gian cho bản thân của mình - 5 phút, 10 phút hay 30 phút đều có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể và sức khỏe của bạn. Mình không nói những lời sáo rỗng đâu nhé, mình cũng đã từng trải qua những ngày tháng cuối cấp vất vả như thế, và mình vẫn dành 30 phút vào buổi tối để ngồi thiền một chút. Mình từng làm được, và bạn cũng thế. Thiền, Yoga, Workout, đi bộ, chạy bộ, bạn có thể làm tất cả, chỉ cần bạn thực sự muốn điều đó. Hãy tập yêu bản thân mình ngay từ bây giờ nhé!

5. THAM GIA LỄ RA TRƯỜNG VÀO CUỐI NĂM
Tại sao không nhỉ? Mình cá chắc đây sẽ là một kỷ niệm mà bạn chẳng thể nào quên. Ở trường mình hồi đó có hẳn những hộp Confession để dưới sân trường, mỗi lớp 12 đều có riêng một hộp, và tất cả mọi người đều có quyền viết confession bỏ vào trong các hộp. Vào đêm lễ ra trường, mỗi lớp sẽ tụ tập lại với nhau và đọc những bức thư confession bên trong. Đọc xong, lúc chia tay nhau thì đứa nào đứa nấy cũng nước mắt ngắn nước mắt dài, ngay cả khi cả bọn vẫn có thể gặp nhau ngay ngày hôm sau, nhưng chắc chắn đó vẫn là một kỷ niệm quý báu và nếu bỏ lỡ nó, bạn sẽ nuối tiếc lắm đấy. 

6. CHUẨN BỊ KỶ YẾU HOẶC LƯU BÚT 
Lưu bút có lẽ đã quá quen thuộc với học sinh cuối cấp rồi nhỉ? Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn biết cuốn sổ lưu bút của mình thành một "tuyệt tác nghệ thuật" nhờ vào "công sức" của lũ bạn nhỉ? Tự trang trí theo cách bạn thích, vẽ vời, dán ảnh, ghi khẩu hiệu hay bất cứ điều gì điên rồ mà bạn có thể nghĩ ra. Và rồi điều quan trọng nhất, những lời nhắn nhủ, những lời cảm ơn - xin lỗi, những thông điệp đáng yêu và chân thành chắc chắn sẽ làm bạn cảm động rơi nước mắt mỗi khi đọc lại đấy.

Chụp hình kỷ yếu cũng là một điều hết sức tuyệt vời mà bạn có thể làm trong năm cuối cấp này. Hãy thỏa sức sáng tạo với những pô hình kỳ quái, ngỗ nghịch theo đúng kiểu học trò đi nào. 

7. GIỮ LIÊN LẠC VỚI THẦY CÔ
Thầy cô cũng là những người góp phần không nhỏ làm nên những năm tháng phổ thông tuyệt vời của bạn đấy. Đừng quên giữ liên lạc với họ nhé! 

8. NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI
Ngành mà bạn chọn có phù hợp với sức khỏe, khả năng hay tính cách của bạn hay không? Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày thức dậy và bắt tay vào việc được chứ? Bạn có cần Gap Year để suy nghĩ hay không? Hãy dành thời gian nghĩ về tương lai của mình và đưa ra sự lựa chọn thật đúng đắn. 

9. VÀ ĐỪNG QUÊN TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC QUÝ GIÁ
Hãy quý trọng và nâng niu từng giây từng phút còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nhé! Vì tuổi 18 đẹp lắm, nhưng nó lại không dài để bạn chần chừ hay lãng phí đâu. Hãy yêu thương và trân trọng nó - khoảng thời gian mà bạn còn lại dưới mái trường này. 

Chúc các bạn luôn hạnh phúc với từng khoảnh khắc, dù bạn đang ở tuổi 15, 18 hay thậm chí là 20. 

9 điều nên làm khi đã trở thành học sinh cuối cấp



Giống như detox cơ thể, không phải chỉ uống vài ly nước hay vài tách trà xanh là cơ thể của bạn hoàn toàn được thanh lọc, việc phân loại quần áo, hay nói đúng hơn là detox tủ quần áo của bạn, cũng là một việc đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và thời gian rõ ràng. Có thể bạn sẽ cảm thấy chán nản khi nghĩ đến việc lấy hết toàn bộ quần áo từ chiếc tủ đồ sộ của mình ra và sắp xếp lại thật gọn gàng, ngăn nắp, tuy nhiên, nếu bạn thực hiện theo 3 bước phân loại mà mình liệt kê ở đây, thì việc detox tủ quần áo cũng như detox lối sống của chính bạn không còn quá khó khăn nữa. 

Bước 1: Lấy toàn bộ quần áo trong tủ ra ngoài. Chuẩn bị 2 thùng giấy. 

Bước 2 & 3: Mình sẽ đánh giá mức độ yêu thích của từng món đồ, mặc từng item để xem có còn vừa với mình hay không và ghi chép cụ thể lại. Download free Workbook tại đây. Từ đó, mình có thể dễ dàng quản lý được tổng số items mà mình hiện có, biết được mình đã có những gì, chưa có những gì, từ đó thuận tiện hơn trong việc mua sắm sau này. Đồng thời phân loại quần áo và sắp xếp gọn gàng lại theo cách phân loại của mình dưới đây. 

Mình phân loại quần áo thành 4 nhóm:

Nhóm 1 là các items mà mình cực kỳ yêu thích và chắc chắn sẽ mặc thường xuyên. Thông thường sẽ là các items basic như áo thun, quần jeans, áo sơ mi, quần tây đen. Các items không bị hỏng gì, còn nguyên vẹn và chắc chắn có thể mặc được ngay sẽ được treo lại vào tủ (hoặc gấp gọn vào tủ - nếu đó là items không dành cho thời tiết / mùa hiện tại). Nếu items bị hỏng và có thể sửa được (như hỏng khóa kéo, bung chỉ,...) hoặc hơi rộng một chút so với mình (thường sẽ là quần tây), thì mình sẽ xếp gọn lại vào một góc tủ để mang đi sửa. Nếu items còn nguyên vẹn nhưng quá chật so với mình (quá ngắn, quá ôm,...) thì xếp vào thùng thứ 1 (nhóm 3). Nếu items bị hỏng không thể sửa được thì mình sẽ bỏ vào thùng thứ 2 (nhóm 4). 

Nhóm 2 là các items mà mình không chắc có thích mặc nữa hay không. Mình sẽ treo vào góc trong cùng của tủ. Trong vòng 1 tháng, các items được mặc lại và mặc thường xuyên sẽ được treo trở lại vào tủ cùng với các items khác của nhóm 1. Những items mà mình không mặc sẽ được phân chia vào nhóm 3 và nhóm 4.

Nhóm 3 (Thùng thứ nhất) là các items không bị hỏng nhưng mình không mặc vừa nữa. Thường thì mình sẽ đem cho đi hoặc là bán trên trang secondhand (nếu bạn đang ở Đức/Áo thì có thể bán ở trang Kleiderkreisel). 

Nhóm 4 (Thùng thứ hai) là các items bị hỏng hoàn toàn và không thể sửa được nữa. Đừng đem cho đi hoặc đem đi từ thiện nhe các bạn, thùng này thì cứ đem bỏ đi thôi. 


Cheatsheet download coming soon! Subscribe để là người đầu tiên nhận được file download qua mail!

Phân loại / Detox tủ quần áo là một trong những điểm nổi bật nhất trong hành trình trở thành Minimalist của mình. Mình không còn phải đối mặt với cảm giác chán nản, đau đầu mỗi khi đứng trước tủ quần áo và không thể tìm được những items vừa có thể phối hợp tốt với nhau vừa phù hợp với mình nữa. Giờ đây mình có thể nói rằng mình hoàn toàn hài lòng với tủ quần áo của mình. Mình có đủ những gì mình muốn & cần, không còn những món đồ dư thừa khiến cho mình bị stress như lúc trước nữa. Nhưng để giữ được cảm giác hài lòng đó, thì detox thôi là chưa đủ. Nếu chỉ detox tủ quần áo mà không thay đổi hoàn toàn lối sống của mình, tiếp tục chi tiêu hoang phí cho những món đồ dư thừa kia, thì chẳng mấy chốc bạn sẽ lại rơi vào tình trạng như ban đầu. Bài viết kỳ tới của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ cũng như chi tiêu tiết kiệm & mua sắm một cách thông minh hơn. 

Free Printable Cheatsheet coming soon!

3 bước phân loại quần áo - Capsule Wardrobe

Latest Instagrams

© FINELINERS. Design by Fearne.