Đối với những bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng thanh đạm, low-carb thì thường xuyên gặp khó khăn khi không biết nên làm những món ăn nào vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon miệng phải không nào? 


[Recipe] Bữa sáng xanh - tươi & đủ chất


 


Chuyện là mình có một khóa Creative Training ở trường và được giao cho đọc quyển sách này, Mindset! của tác giả John Naisbitt, và phải nói đây là một cuốn sách khá hay dành cho những bạn muốn suy nghĩ sáng tạo cũng như mở mang đầu óc và xóa bỏ những định kiến, quy củ cũng như những công thức máy móc được lập trình sẵn trong đầu.




Đối với mình mà nói, đây là một cuốn sách rất thú vị, vì khi đọc, đôi khi mình phải thốt lên: "Ồ, thì ra là như thế!", bởi nó đề cập đến những vấn đề mà mình chưa nghĩ đến cũng như phân tích sâu những điều mình cho là hiển nhiên. Mục đích của tác giả không phải là áp đặt những tư duy mới lên người đọc, mà là giới thiệu cho người đọc những tư duy ấy, cho họ biết rằng ngoài những thứ thường lệ, đôi khi chúng ta cần nhìn sâu hơn vào một vấn đề, để thấy được có những điều mới lạ mà ta chưa kịp khám phá, để nhận ra những rào cản suy nghĩ mà chúng ta tự áp đặt lên bản thân và ngăn bản thân khỏi sự sáng tạo trong công việc hay học tập.

    Photo credit: Wi2_Photography / Foter.com / CC BY-NC



Quyển sách này được chia làm 2 phần, phần 1 được tác giả tập trung giới thiệu 11 tư duy mới cùng những ví dụ trong lịch sử, khoa học, công nghệ để mình chứng cho giá trị thực tiễn của chúng, còn phần 2 tác giả chủ yếu phân tích những trường hợp trên thế giới đã áp dụng những tư duy như thế để phát triển. Đối với cá nhân mình thì mình thích nhất một mindset được tác giả đề cập là The power of not having to be right: Sức mạnh của việc không đúng. Đây là một tư duy rất mới mẻ đối với mình, vì bản thân mình cũng là một người khá cố chấp. Trong phần này, tác giả nhấn mạnh việc bạn luôn có những giả định, giả thuyết ngay tức khắc khi vừa nhìn vào một vấn đề. Và thiên tính con người thường khẳng định rằng cái giả thuyết ấy là đúng, cho phép bạn tự hào về suy nghĩ của bản thân và lập luận theo lối suy nghĩ riêng của mình, Tuy nhiên, khi làm như vậy tức là bạn đã tự khóa suy nghĩ mình lại, ngăn cản bản thân khỏi những điều chưa biết, những tiềm năng vô tận khác. Chính vì vậy, việc nhận ra rằng không phải lúc nào bản thân cũng đúng cho phép ta tự do hơn trong hành trình học hỏi và khám phá, bởi ta không còn bị vướng bận bởi sự cố chấp của bản thân, Chính lúc đó, đầu óc ta được rộng mở để tiếp thu những điều mới lạ hơn, xoá bỏ đi những định kiến đã ăn sâu trong tiềm thức.

    Photo credit: khalid Albaih / Foter.com / CC BY


Tuy nhiên, cuốn sách này có một nhược điểm là đôi khi, tác giả thường quá sa vào việc đưa ra dẫn chứng và ví dụ, khiến người đọc dễ lạc lối giữa nhiều luồng thông tin và bị quá tải mà quên mất thông điệp chính. Ví dụ như có một phần nói về các giả thuyết và lý thuyết vật lý của Einstein khiến mình quá tập trung để hiểu được lý thuyết mà quên mất tư duy chính mà tác giả muốn giới thiệu. Thế nên, phần quan trọng nhất là ở cuối mỗi phần, tác giả thường viết một phần tóm tắt nho nhỏ gồm tất cả những thông điệp quan trọng mà tác giả muốn truyền tải. Đối với mình thì đây thường là phần hay nhất và cũng là phần đọng lại trong mình nhiều nhất sau khi đọc xong quyển sách này.

Về cơ bản, đây là một quyển sách hay về tư duy sáng tạo và mình rất tích cực giới thiệu cho những bạn nào đang muốn thay đổi tư tưởng hay suy nghĩ sáng tạo hơn. Mình rất mong các bạn sẽ đọc quyển sách này và đóng góp cảm nhận của các bạn ở phần comment cũng như những ý kiến đóng góp cho chuyên mục này của Fineliners nhé!

BerryB

Hiện nay cuốn Mindset! chưa được dịch sang tiếng Việt, tuy nhiên bạn có thể mua bản tiếng Anh tại Amazon.

Photo credit: davis.steve32 / Foter.com / CC BY

[Book Review] Mindset! - John Naisbitt


Không như suy nghĩ của nhiều người, ăn chay không chỉ là một thực đơn đầy rau củ và các loại protein thay thế, thực ra có rất nhiều loại hình ăn chay trên thế giới được áp dụng bởi rất nhiều người khác nhau.




Ăn chay - Liệu bạn đã hiểu rõ?



"Quái vật dưới gầm giường"? Bạn nghĩ gì khi nghe đến tựa đề này? Một con quái vật khổng lồ đáng sợ đang nấp bên dưới chiếc giường êm ái, nơi bạn luôn cảm thấy an toàn và thoải mái nhất, nơi bạn dành trọn cả đêm ngon giấc, đắm chìm trong những giấc mơ đáng yêu ngọt ngào của riêng mình? Hay là một con quái vật màu xanh đầy lông lá như James P. "Sulley" Sullivan trong bộ phim hoạt hình Monster Inc. của Walt Disney đang chờ đợi để bước ra và doạ bạn sợ phát khóc? Vâng, cũng tương tự như những điều mà bạn đang nghĩ, con quái vật mà bọn mình muốn nhắc đến ẩn nấp sâu trong tâm hồn của bạn, nơi bạn không thể nhìn thấy rõ ràng được.

Series "Quái vật dưới gầm giường" sẽ bao gồm các loạt bài viết về những nỗi sợ hãi trong tâm hồn của mỗi người, những nỗi sợ đã và đang tác động đến cuộc sống hằng ngày. Những nỗi sợ ấy sẽ dần nuôi dưỡng con quái vật dưới gầm giường, để nó ngày ngày gặm nhấm tâm hồn chúng ta, ngăn chúng ta tiến về phía trước, khiến chúng ta không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui cuộc sống.


Series mang tên "Quái vật dưới gầm giường" chính thức đánh dấu sự ra đời đứa con tinh thần đầu tiên của bọn mình - Fineliners. Bọn mình hy vọng sẽ nhận được nhiều lời góp ý của các bạn, về những sai sót cần chỉnh sửa để Fineliners ngày càng hoàn thiện hơn. 


Series Quái vật dưới gầm giường // Lời tựa




Thay đổi, đối với một số người, luôn là một điều đáng sợ. Chúng ta sợ thay đổi bởi nó không an toàn, không thể đoán trước, và khó có thể kiểm soát.

Con người luôn có xu hướng thu mình trong vùng an toàn, nơi mà mọi thứ đều quen thuộc, dễ đoán và được kiểm soát hoàn toàn trong lòng bàn tay. Ở trong vùng an toàn, bạn thoải mái với bản thân, nuông chiều bản thân và từ đó, bạn chẳng học được điều gì mới cả. Đừng quá dễ dãi với bản thân, bởi cũng như dạy dỗ con trẻ, sự nuông chiều sẽ dẫn đến tính ỷ lại và hư hỏng. Bạn thoải mái buông lỏng bản thân ở những nơi an toàn, đồng thời đưa ra những quyết định và lựa chọn nhàm chán, không mới mẻ, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đóng lại tất cả các cơ hội để bản thân phát triển và khám phá những điều mới mẻ hơn. Neale Donald Walsch đã từng viết thế này: Life begins at the end of your comfort zone. Nôm na là: cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu tại điểm dừng của vùng an toàn của bạn. Khi bạn bức phá ra khỏi những điều thường lệ, bạn sẽ khám phá ra rằng thế giới này còn biết bao điều mới lạ, kì thú mà bạn chưa biết tới, để bạn nhận ra rằng, bản chất tự nhiên của sự tiến hóa ở loài người chính là không ngừng thay đổi, nhưng vẫn giữ vững giá trị nhân bản, bản sắc cá nhân. Xã hội con người trong thời đại mới này là một xã hội biến đổi liên tục, không ngừng tìm kiếm những con đường tiến đến tương lai, khám phá và phát minh ra những công nghệ ngày càng hiện đại hơn, cũng giống như trái đất vẫn chuyển động liên tục, không ngừng. Là một cá thể trong xã hội đó, nếu như không đi theo quỹ đạo chuyển động này, nếu như cứ đứng yên tại chỗ, bạn sẽ dần thụt lùi so với những người khác. Đây cũng là một điểm rất thú vị được thể hiện trong slogan Keep moving forward trong bộ phim Meet the Robinsons của Disney, một bộ phim hoạt hình hay và giàu ý nghĩa.




Có bao giờ bạn tự hỏi thế giới này sẽ ra sao nếu như tổ tiên chúng ta không bao giờ dám thử những cái mới? Thậm chí chúng ta sẽ chẳng có lửa, phát hiện thiết yếu của cuộc sống nữa cơ. Có lẽ, nếu điều đó là sự thực, loài người cũng đã tuyệt chủng rồi, bởi cơ bản chúng ta là một loài sinh vật yếu đuối, những vũ khí bào vệ chúng ta đều được tạo ra từ sự sáng tạo của khối óc. Những vật đơn giản như một con dao, cái rìu cũng là sản phẩm của khối óc sáng tạo. Tổ tiên loài người đã trải qua hàng nghìn năm sáng tạo và đổi mới, thế thì tại sao đến bây giờ, chúng ta lại từ chối thay đổi?

Có câu nói: Kẻ thù lớn nhất của con người chính là bản thân họ. Để tiến đến thành công, đừng nghĩ đến việc đánh bại các đổi thủ của mình, trước tiên hãy nghĩ đến việc đánh bại được chính bản thân. Và để làm được điều đó, một người cần phải tìm được những điểm yếu của mình và thay đổi nó. Sự thay đổi này là thiết yếu cho sự phát triển của con người. Cũng như Đường Tăng trên đường thỉnh kinh thường xuyên bị yêu quái lừa gạt để cướp áo cà sa hay ăn thịt, chính sự cố chấp và không biết nghi ngờ, không chịu rút kinh nghiệm và thay đổi suy nghĩ cũng như việc không bao giờ nghe Tôn Ngộ Không can gián, nên chúng ta có rất nhiều tập phim Tây du ký để xem, đủ tận 81 kiếp nạn!




Tất nhiên, có một cái đầu thoáng và suy nghĩ tân tiến không có nghĩa là chúng ta cần thay đổi tất cả mọi thứ để chứng minh sự sáng tạo cũng như sự tiến bộ của bản thân. Trong cuốn Mindset!, tác giả John Naisbitt đã viết cả một phần về vấn đề While many things change, most things remain constant, tức là dù có nhiều điều thay đổi, đa số mọi thứ vẫn được giữ nguyên. Mấu chốt của sự thành công chính là biết nhìn ra đâu là thứ cần thay đổi và đâu là thứ cần giữ vững. Chẳng hạn dù chúng ta có thay đổi kỹ thuật đánh bóng tennis, cách đỡ bóng, v.v thì điều cần được giữ nguyên là mục đích đưa quả bóng sang sân đối thủ. Những bản sắc và giá trị quan trọng nên là thứ được trân trọng và bảo tồn, còn những kỹ thuật, công nghệ hay cách nhìn, quan điểm thì nên được đổi mới để thúc đẩy bản thân đi theo tiến trình của thời đại mới.

Tuy nhiên, dù cho bạn có đọc biết bao nhiêu bài viết hay bao nhiêu cuốn sách truyền cảm hứng thế nào đi chăng nữa, số phận vẫn nằm trong bàn tay của chính bạn. Từng quyết định và lựa chọn của chính bạn sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định tương lai của bạn, vì vậy, đừng hãy đọc và quên, cũng đừng đọc và học thuộc bài viết này, hãy xem nó như kim chỉ nam, hay như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng cho cuộc sống của bạn. 

Change the way you look at things, and the things you look at will change.




Và,


Lần sau, khi đến nhà hàng, hãy thử gọi một món mới trên menu nhé. ;)

BerryB

Kỳ 1: Sợ thay đổi

Latest Instagrams

© FINELINERS. Design by Fearne.